Dự án RD7-0289

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

7 năm trước

Để tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình, trên cơ sở phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm cho người tiêu dùng.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 15/12/2007 người tham gia giao thông trên mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Để đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan thực thi nhiều biện pháp quản lý chất lượng mũ  bảo hiểm sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định rõ trong Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT và sau này trong Nghị định số 87/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

Nhiều văn bản/quy định quản lý có liên quan trực tiếp đến quản lý chất lượng MBH đã được cơ quan quản lý các cấp ban hành từ năm 2008 đến nay, trong đó có Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 của Thủ tướng CP”Chỉ thi về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia giao thông”; Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/2013 của liên bộ KHCN, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải“ Quy đinh về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dung MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy”; QCVN 02:2008/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm  cho người đi mô tô xe máy”; Quyết định số 1024/QĐ-TĐC ngày 6/8/2008 “Về việc ban hành hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và gần đây nhất là Nghị định số 87/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (Hiện nay đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung).

Về cơ bản các văn bản trên đã phát huy tác dụng tích cực trong  việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, góp phần giảm thiểu hậu quả tai nạn giao thông trong những năm gần đây. Mặc dù đã đạt được những kết quả và chuyển biến tích cực trong quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, song tình hình chất lượng mũ bảo hiểm được sản xuất, lưu thông trên thị trường vẫn còn có một số bất cập cần được cải thiện trong thời gian tới. Tồn tại thực trạng đó là do, cùng với nguyên nhân chủ quan là một bộ phận người tham gia giao thông còn coi nhẹ việc đội mũ bảo hiểm, còn tồn tại  một số nguyên nhân gây khó khăn trong quản lý mũ bảo hiểm, đó là: nhiều cơ sở sản xuất không sản xuất được các bộ phận/linh kiện, mà chủ yếu là lắp ráp từ các bộ phận/linh kiện mua từ bên ngoài, rất khó kiểm soát chất lượng; tồn tại nhiều cơ sở, cá nhân phân phối mũ bảo hiểm nhỏ lẻ, bày bán trên lòng đường, vỉa hè, không cố định địa điểm; tình trạng mũ nhái, mũ giả mũ bảo hiểm vẫn còn lưu thông trên thị trường. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát chất lượng mũ bảo hiểm còn hạn chế, chưa thực hiện được thường xuyên, …

Để tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình, trên cơ sở phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm cho người tiêu dùng. Việc kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm cần tiến hành đồng bộ và quyết liệt trong tất cả các khâu: sản xuất, nhập khẩu và lưu thông phân phối trên thị trường. Thực tế hiệu quả và hiệu lực quản lý của các bộ, ngành, địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Dù có các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quản lý hoàn thiện đến đâu, dù có thể quản lý chất lượng mũ bảo hiểm của các cơ sở sản xuất làm ăn chân chính có đăng ký kinh doanh hoặc mũ bảo hiểm nhập khẩu chính ngạch tốt đến đâu, nhưng nếu không dẹp bỏ được các cơ sở làm ăn bất chính, nếu không dẹp được nạn mũ nhái, mũ giả mũ bảo hiểm thì hiệu quả quản lý chung sẽ khó đạt được như mong đợi. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà còn làm ảnh hưởng đến lợi ích, tâm tư của những người sản xuất, nhập khẩu, phân phối chân chính.

Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm, quản lý chất lượng trong hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm, chủ trì việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh, chất lượng mũ bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan. Bộ Công Thương chủ trì việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động phân phối mũ bảo hiểm. Bộ Công an phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh, chất lượng mũ bảo hiểm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về việc kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm trên địa bàn quản lý. Ngoài ra, trong hoạt động chống mũ giả, mũ nhái cần có sự tham gia tích cực của các lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng; lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông trên mô tô, xe máy không tuân thủ pháp luật về đội mũ bảo hiểm.

            Hy vọng trong thời gian tới các cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong việc thực thi và phối hợp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.

 

Vũ Văn Diện và nhóm chuyên gia

Tags: Vinastas MBD dự án Người tiêu dùng chất lượng cơ quan quản lý

Các bài viết khác

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

• Giải pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động chứng nhận hợp quy MBH

• Công tác quản lý chất lượng MBH tại Tp Hồ Chí Minh

• Vai trò của công ty cung cấp mô tô, xe máy trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Những vấn đề trao đổi xem xét khi soát xét Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Một số giải pháp thực thi Nghị định 87/2016/NĐ-CP “Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy”

• VINASTAS tham gia vào việc xây dựng và soát xét các văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn dự thảo soát xét Quyết định số 1024/QĐ-TĐC về mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn về nội dung sửa đổi, bổ sung QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm

• Quy định về điều kiện kinh doanh, phân phối mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Vài nét về tình hình kinh doanh mũ bảo hiểm