Dự án RD7-0289

VINASTAS tham gia vào việc xây dựng và soát xét các văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

7 năm trước

Chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy được quyết định bởi nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là việc bảo đảm chất lượng của người sản xuất trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường và đến tay người sử dụng.

VINASTAS tham gia vào việc xây dựng và soát xét các văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

Chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy được quyết định bởi nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là việc bảo đảm chất lượng của người sản xuất trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường và đến tay người sử dụng. Nếu người sản xuất nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất ra và chỉ cung cấp những sản phẩm bảo đảm chất lượng theo quy định, thì có lẽ không cần đến việc xem xét, đánh giá của bên thứ ba làm gia tăng chi phí của người sản xuất cũng như giá bán sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Trong thời gian qua chất lượng mũ bảo hiểm luôn là vấn đề thời sự. Các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật, các quy định quản lý liên ngành đối với sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cũng như việc triển khai chúng trong thực tế. Bên cạnh những nỗ lực này, sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội ở trong và ngoài nước cũng góp phần để mũ bảo hiểm ngày càng bảo đảm chất lượng hơn.

Từ năm 2015, Dự án RS 10 -0203 do Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSP) quản lý với sự tài trợ của Quỹ Bloomberg Philanthrophies, đã được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) chủ trì thực hiện.  Dự án được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là Tổng cục TCĐLCL nhằm mục đích chính là nghiên cứu, phân tích, đánh giá  hiện trạng và tình hình thực hiện các văn bản quản lý chính về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, từ đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (Bộ KHCN và Tổng cục TCĐLCL) nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý chất lượng MBH trong thời gian tới.

 Trên cơ sở kết quả của dự án năm 2015, Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSP) với sự tài trợ của Quỹ Bloomberg Philanthrophies tiếp tục  hỗ trợ cho Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) chủ trì thực hiện dự án VNMXX-Rd7-0289 trong 2 năm 2016-2017. Nhiệm vụ chính của dự án trong năm 2016-2017 là nghiên cứu đề xuất các nội dung dự thảo đề nghị xây dựng và soát xét một số văn bản quan trọng trong quản lý chất lượng mũ bảo hiểm làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) xem xét, đề nghị ban hành hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Các văn bản này bao gồm dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm (QCVN 02:2008/BKHCN) và hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm (Quyết định số 1024/QĐ-TĐC). Dự án cũng bao gồm nội dung tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản trên sau khi được ban hành đối với các cơ quan quản lý (sở, ban, ngành), doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở  dự thảo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 01 tháng 7 năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2016/NĐ-CPquy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Việc triển khai thực hiện Nghị định sẽ hạn chế những cơ sở sản xuất không đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng, thông qua đó tỷ lệ các mũ bảo hiểm có chất lượng lưu thông trên thị trường sẽ tăng so với trước đó.

Hiện nay, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BKHCN và Quyết định số 1024/QĐ-TĐC đang trong quá trình xem xét để kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Như đề cập ở phần đầu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả sự cạnh tranh không lành mạnh, mà không phải người sản xuất nào cũng thấy được trách nhiệm của mình trong việc sản xuất và cung cấp cho thị trường mũ bảo hiểm phù hợp với các quy định của quy chuẩn quy chuẩn QCVN 02:2008/BKHCN. Chính vì vậy, việc chứng nhận phù hợp với quy chuẩn (gọi tắt là chứng nhận hợp quy) đối với mũ bảo hiểm được tiến hành như là biện pháp quản lý quan trọng để bảo đảm chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường.

Đến nay, các chuyên gia của VINASTAS đã nghiên cứu các quy định của Quyết định số 1024/QĐ-TĐC và đề xuất các điểm cần xem xét điều chỉnh. VINASTAS cũng đã tổ chức hội nghị chuyên đề nhằm thu thập ý kiến từ các bên khác nhau làm cơ sở cho việc xây dựng dự thảo mang tính chất khuyến nghị để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét ban hành sau này.

Mục tiêu quan trọng của việc soát xét các quy định về chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm lần này chính là việc quản lý chất lượng phải hài hòa với việc cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ. Một điều dễ nhận thấy là hoạt động chứng nhận hợp quy ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường. Vì vậy, một vấn đề cần cải thiện trước hết đó là bảo đảm chất lượng của hoạt động chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm theo đúng tinh thần của Nghị định số 87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 sửa đổi.

Một số điểm chưa rõ ràng, cụ thể của Quyết định số 1024/QĐ-TĐC trong việc lấy mẫu mũ bảo hiểm phục vụ việc chứng nhận hợp quy; việc xem xét điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm; thủ tục chứng nhận hợp quy đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu, trách nhiệm của các tổ chức chứng nhận trong việc báo cáo với các cơ quan quản lý và phối hợp trong kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất và lưu thông trên thị trường… đã được quan tâm, phân tích.

Trong thời gian tới, dự thảo đề nghị soát xét Quyết định số 1024/QĐ-TĐC sẽ được lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, các nhà quản lý chất lượng, quản lý thị trường cũng như các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan. Dự thảo đề nghị sau khi hoàn chỉnh sẽ được gửi đến Tổng cục TCĐLCL để xem xét ban hành.

Hy vọng với những đề xuất mang tính khuyến nghị của VINASTAS về việc sửa đổi QCVN 02:2008/BKHCN và Quyết định số 1024/QĐ-TĐC sẽ góp phần đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới./.

 

Lê Quốc Bảo và các chuyên gia VINASTAS

Tags: vinastas mũa bảo hiểm dự án hiệp hội an toàn đường bộ

Các bài viết khác

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

• Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Giải pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động chứng nhận hợp quy MBH

• Công tác quản lý chất lượng MBH tại Tp Hồ Chí Minh

• Vai trò của công ty cung cấp mô tô, xe máy trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Những vấn đề trao đổi xem xét khi soát xét Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Một số giải pháp thực thi Nghị định 87/2016/NĐ-CP “Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy”

• Hội nghị tham vấn dự thảo soát xét Quyết định số 1024/QĐ-TĐC về mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn về nội dung sửa đổi, bổ sung QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm

• Quy định về điều kiện kinh doanh, phân phối mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Vài nét về tình hình kinh doanh mũ bảo hiểm