Dự án RD7-0289

Giới thiệu chung về dự VNMXX Rd7-0289

8 năm trước

Dự án Rd7-0289 “Soát xét và xây dựng các văn bản pháp quy cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” trong năm 2016-2017.

Giới thiệu chung về dự VNMXX Rd7-0289

 

 

Sau khi Dự án RS 10-0203 về tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy (MBH), nhiều nội dung của quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy đã được các chuyên gia Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam cùng đại diện các cơ quan/tổ chức có liên quan nghiên cứu, phân tích đánh giá và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao thêm một bước hiệu quả của các văn bản/quy định quản lý chất lượng MBH và thực thi văn bản trong giai đoạn tới, góp phần tăng tỷ lệ MBH đạt chất lượng, giảm thiểu số lượng MBH không đạt chất lượng lưu thông trên thị trường, góp phần làm giảm tử vong và thương tích do tai nạn giao thông tại Việt Nam. 

 

 

Với kết quả đạt được của Dự án RS RS 10-0203, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đã đề xuất và được Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu (Global Road Safety Partnership-GRSP) thuộc Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế - IFRC, Văn phòng trụ sở đóng tại Geneva, Thụy Sĩ, Văn phòng Việt Nam đóng tại tòa nhà 59 Quang Trung, Hà Nội tiếp tục tài trợ thực hiện dự án Rd7-0289 “Soát xét và xây dựng các văn bản pháp quy cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” trong năm 2016-2017.

Mục đích chung của dự án

Mục đích chung của dự án là tham gia đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Các hoạt động này cuối cùng sẽ dẫn tới việc làm gia tăng việc sử dụng mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp chuẩn đạt chất lượng và làm giảm sự xuất hiện của mũ bảo hiểm không đạt chất lượng trên thị trường, đóng góp cho việc làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong và thương vong là kết quả của các sự cố giao thông đường bộ tại Việt Nam

Mục tiêu của dự án

Cải thiện nội dung các văn bản chủ chốt quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (Nghị định Chính phủ, Quy chuẩn cấp bộ và Hướng dẫn của Cơ quan quản lý chức năng) tại Việt Nam vào giữa năm 2017.

Hỗ trợ các cơ quan/tổ chức và các bên có liên quan địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện các văn bản quản lý mũ bảo hiểm và nâng cao khả năng quản lý chất lượng mũ bảo hiểm tại địa phương của họ.

Chiến lược và các hoạt động của dự án

Tạo tác động/ảnh hưởng đến các giai đoạn quản lý/Cơ quan quản lý chất lượng mũ bảo hiểm chính từ sản xuất đến thị trường liên quan đến các văn bản quản lý/quy phạm pháp luật chủ chốt và việc thực hiện chúng bằng cách cung cấp các phát hiện và đề xuất các khuyến nghị về cải thiện.

Quá trình vận động chính sách để hỗ trợ việc chấp nhận và phê duyệt các văn bản quản lý mũ bảo hiểm chủ chốt và hỗ trợ việc thực hiện các văn bản này ở địa phương với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các bên có liên quan của điạ phương tại TP Hồ Chính Minh.

Các bài viết khác

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

• Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Giải pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động chứng nhận hợp quy MBH

• Công tác quản lý chất lượng MBH tại Tp Hồ Chí Minh

• Vai trò của công ty cung cấp mô tô, xe máy trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Những vấn đề trao đổi xem xét khi soát xét Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Một số giải pháp thực thi Nghị định 87/2016/NĐ-CP “Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy”

• VINASTAS tham gia vào việc xây dựng và soát xét các văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn dự thảo soát xét Quyết định số 1024/QĐ-TĐC về mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn về nội dung sửa đổi, bổ sung QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm

• Quy định về điều kiện kinh doanh, phân phối mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy