Album hình ảnh

Vinastas 25 năm một chặng đường

10 năm trước
 Cách đây hơn 25 năm, khi đất nước đã bước sang thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về hội đã hình thành. Theo chỉ đạo của UBKH&KTNN, việc chuẩn bị thành lập hội nghề nghiệp về tiêu chuẩn được tiến hành. Ngày 2/5/1988, Chủ tịch HĐBT đã ký Quyết định số 131- CT thành lập Hội KHKT về TC, CL, ĐL Việt Nam. Ngày 6/5/1988, Đại hội thành lập, lấy tên gọi là hội Tiêu chuẩn VN, tên giao dịch là Vinastas. Hoạt động trong điều kiện hội nhập, được tiếp xúc với phong trào NTD thế giới, nhận thấy tầm quan trọng của công tác BVQLNTD, 1/7/1991 Đại hội bất thường đã quyết định đưa công tác này vào Điều lệ và đổi tên thành Hội KHKT về TC, ĐL, CL và BVNTDVN, gọi tắt là Hội TC&BVNTDVN). Ngày 30/9/1991 Ban TCCB Chính phủ đã ra quyết định số 480/TCCP phê duyệt Điều lệ sửa đổi. Từ đây, công tác TC, ĐL, CL và BVNTD trở thành hai nhiệm vụ song song của Hội. Từ 1988, Hội là thành viên chính thức của Vusta. Từ 1992, là thành viên của CI. Kể từ sau thành lập, Hội luôn quan tâm xây dựng, phát triển tổ chức. Năm 1988, thành viên đầu tiên ở địa phương được thành lập là hội Hà Nội. Sau 10 năm có 8, sau 20 năm có 30 và đến nay, sau 25 năm đã có 46 Hội địa phương trên 63 tỉnh, TP. Sau 20 năm có 11, sau 25 năm có 16 tổ chức và 6 hội thành viên tập thể trực thuộc. Xuất phát từ thực tế, năm 2000, phần đo lường tách thành hội Đo lường; năm 2001, hội các Phòng thử nghiệm cũng tách ra. CLB Chất lượng, CLB Nhà báo cũng ngừng hoạt động.

Những hoạt động chính của Hội trong 25 năm qua: 

Tham gia xây dựng pháp luật: Từ khi thành lập đến nay, Hội luôn quan tâm nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng pháp luật. Theo đề xuất của Hội, 15/3/1989, Ngày quyền của NTD thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta. Ngày 19/1/1990, Hội gửi công văn lên Vusta đề xuất việc xây dựng Pháp lệnh Bảo vệ NTD. Được Vusta ủng hộ và báo cáo xin chủ trương. Chủ tịch HĐBT đã đồng ý. Vusta giao cho Hội thực hiện. Bản dự thảo sau khi hoàn chỉnh đã được chuyển lên Uỷ ban KH&KTNN để trình. Ngày 27/4/1999 UBTV Quốc hội đã thông qua và chính thức ban hành Pháp lệnh BVQLNTD. Như vậy, sau hơn 9 năm, với sáng kiến và đóng góp tích cực của Hội, được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quan tâm, ủng hộ; lần đầu tiên một văn bản pháp luật về BVQLNTD đã ra đời, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác này ở nước ta. Sau 10 năm, Pháp lệnh đã không còn phù hợp; Hội lại tích cực tham gia vào việc xây dựng luật BVQLNTD. Ngày 17/11/2010 Luật đã được Quốc hội thông qua đánh dấu một bước ngoặt trong công tác BVQLNTD ở nước ta. Ngoài ra, Hội còn tham gia xây dựng nhiều văn bản pháp luật khác, như các luật Thương mại; Cạnh tranh; TC & QCKT; CLSP, HH; ATTP; Phòng, chống tác hại thuốc lá; Giá; Quảng cáo; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Sau 2 năm thành lập, tạp chí NTD, cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên. Từ 3/2013, chuyển sang báo NTD, có nhiệm vụ tuyên truyền, chính sách, pháp luật và hướng dẫn tiêu dùng. Ngoài ra, Hội còn thường xuyên cộng tác với hầu hết báo chí, kể cả báo viết, báo điện tử, báo nói, báo hình để mở rộng tuyên truyền pháp luật và chính sách khác, như tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường; an toàn giao thông; ATTP; vệ sinh lao động; chống hàng giả vv... Đặc biệt về CVĐ Người VN ưu tiên dùng hàng VN theo chủ trương của Bộ Chính trị năm 2009. Sau 3 năm thực hiện, Hội đã tuyên truyền cho trên 4.500 cán bộ cơ quan, đoàn thể. Phối hợp tổ chức Chương trình khảo sát Sản phẩm, dịch vụ tin cậy vì NTD. Các hội địa phương đã tổ chức gần 15.800 cuộc tuyên truyền về cuộc vận động, gần 7.900 cuộc tuyên truyền pháp luật cho gần 349.000 lượt người; phát hành gần 32.000 cuốn tài liệu, trên 71.000 tờ gấp; vận động trên 1.170 doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, thu hút trên 441.000 lượt người. Trả lời phỏng vấn báo chí về những vấn đề dư luận quan tâm, như chất lượng hàng hóa, dịch vụ; TPCN; kinh doanh xăng dầu, gas, sữa; đồ chơi trẻ em, rau, quả Trung Quốc; giá cả; thương mại điện tử; bán hàng đa cấp; quảng cáo; cháy nổ ôtô, xe máy; trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật vv... Chủ động đưa lên công luận những vụ điển hình như vụ công tơ điện tử giả nguồn gốc xuất xứ, vụ xăng pha axêtôn, thực phẩm có chứa formol, chất lượng mũ bảo hiểm, bún có chất làm trắng huỳnh quang vv... Phát hành nhiều ấn phẩm, tài liệu về pháp luật, về bản hướng dẫn BVNTD của Liên Hiệp quốc; kinh nghiệm các nước; cung cấp kiến thức phổ thông về tiêu dùng; đã giúp những NTD có quan tâm nắm được pháp luật, nâng cao kiến thức tiêu dùng theo hướng tiết kiệm và tiêu dùng bền vững.

Hàng năm, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội thảo về những chủ đề đáng quan tâm. Trong đó có Hội thảo Việt - Pháp 1998 về chống hàng giả. Hội thảo về bảo vệ NTD trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, về an ninh lương thực 2002; về cam kết trách nhiệm của doang nghiệp với NTD 2011; về đánh giá sau một năm thực hiện luật BVQLNTD. Năm 2012, sau khi khảo sát, phát hiện dư lượng hóa chất nhóm Bêta-agonist trong thịt lợn siêu nạc, khi thực hiện đề tài của Vusta, đã phối hợp hội thảo về sử dụng chất tạo nạc và ATTP. Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về sử dụng methanol, về VSATTP.

Hoạt động hội thảo đã góp phần vào việc cung cấp thông tin, định hướng tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức tập huấn về các văn bản pháp luật về BVNTD. Năm 1990 phối hợp với CI tổ chức tập huấn về bảo vệ NTD. Năm 1999, mở lớp đào tạo cho các doanh nghiệp về chất lượng ISO 9000, lớp nghiên cứu Pháplệnh BVQLNTD. Trong 3 năm 2011 - 2013, phổ biến luật BVQLNTD, luật ATTP và Nghị định hướng dẫn thi hành cho trên 7.700 người. Đặc biệt, từ sau khi Luật ra đời, công tác tuyên truyền pháp luật ở các địa phương được các Hội đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, như tập huấn, phát hành tài liệu, tuyên truyền qua báo chí, treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích ở các thành phố, nhất là vào dịp tổ chức Ngày quyền của NTD thế giới hàng năm.

Học viên dự tập huấn, hầu hết là cán bộ chính quyền, đoàn thể, trong đó có hàng trăm báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo sẽ tiếp tục tuyên truyền rộng hơn.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hội chợ- triển lãm. Như 1991, với Tổng cục TC ĐL CL triển lãm hàng thật-hàng giả. Năm 1993, với Bộ Công nghiệp về hàng điện và điện tử. Năm 1994, 1995 về điện - điện tử - nhựa dân dụng. Năm 1997, 1998 về hàng tiêu dùng. Năm 2002 triển lãm tại hội chợ- triển lãm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. 5 năm liên tục phối hợp với Cục QLTT, triển lãm hàng thật - hàng giả tại các hội chợ. Các Hội địa phương cũng tổ chức gian hàng thật-hàng giả tại nhiều hội chợ- triển lãm ở tỉnh, thành phố. Các triển lãm đã thu hút đông đảo người xem, vì đây là cơ hội giúp NTD phân biệt được hàng giả, tránh bị nhầm lẫn khi mua hàng.

Tư vấn khiếu nại và phản biện, giám định xã hội: VP tư vấn khiếu nại được thành lập đầu tiên tại TP HCM; năm 1994 thêm VP ở TW Hội. Sau đó được thành lập ở các Hội địa phương. Đây là hoạt động hòa giải, không thu phí. Đến nay, đã trở thành một trong 4 phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo Luật. Những năm đầu, khiếu nại đến Hội còn ít, sau tăng dần. Năm 2006 toàn quốc giải quyết trên 1.000 vụ; 2011 gần 940 vụ, thành công gần 87%; 2012 trên 960 vụ, thành công trên 83%. Công tác tư vấn khiếu nại giúp bảo vệ được quyền lợi NTD và bước đầu doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến NTD.

Về phản biện, giám định xã hội, sau một năm thành lập, Hội đã kiến nghị Chính phủ các biện pháp chống hàng giả. Các năm sau, công tác này vẫn được duy trì để đóng góp vào việc hoàn thiện văn bản pháp luật cũng như phát hiện những bất cập trong thực hiện. Ví dụ 2011, kiến nghị Thủ tướng xem xét, sửa đổi quy định về thu tiền theo khối lượng nước sử dụng tối thiểu 4m3/hộ/tháng; kiến nghị Bộ Công an sớm đưa ra kết luận nguyên nhân các vụ cháy nổ xe; kiến nghị Cục ATTP xem xét xử lý hành vi quảng cáo mang tính lừa dối về thực phẩm chức năng Tâm não khang và Kình nguyên khang. Năm 2012, gửi công văn lên UBTV Quốc hội góp ý kiến cho dự thảo luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm tra Pin R03-AA Tosiba kém chất lượng, nghi hàng giả vv...

Công tác TC, CL: Đây là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của Hội. Từ 1993, đã thành lập CLB Chất lượng. Tham gia uỷ ban Codex Việt Nam và các Ban tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổng cục TCĐLCL. Năm 2012, tham gia phổ biến pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn cho cán bộ của Tổng cục TCĐLCL và một số Bộ. Tham gia 4 Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia về thực phẩm, công nghiệp nhẹ và trách nhiệm xã hội. Ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục TCĐLCL. Công tác TC, CL được đẩy mạnh sẽ góp phần vào việc BVQLNTD ngay từ khi sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.

Thực hiện các đề tài, dự án: Từ 1996 Hội bắt đầu triển khai các đề tài nghiên cứu, như: Thực phẩm đường phố; dinh dưỡng & sức khỏe; NTD và vấn đề môi trường. Năm 2002 về đề tài bảo vệ NTD trong cơ chế thị trường và hội nhập; an ninh lương thực; dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Năm 2011 về đề tài quy chuẩn Quốc gia nước uống đóng chai; về dự án rau an toàn, hợp tác với tổ chức Veco của Bỉ. Năm 2012 và 2013, thực hiện dự án nâng cao năng lực quản lý chất lượng VSATTP ký với Cục ATTP. Hội địa phương tham gia các dự án của Hội hoặc của tỉnh, thành phố.

Quan hệ với các cơ quan, tổ chức: Là tổ chức thành viên, Hội tích cực tham gia các hoạt động của Vusta, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Vusta. Hội cũng luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, như Chính phủ; Ban Đối ngoại, Ban Kinh tế TW. Tham gia các hội nghị, hội thảo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục TN, TN & NĐ, Ủy ban KHCN & MT Quốc hội; VP Chính phủ; Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp; MTTQVN; các Đoàn thể Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh, VCCI vv... Trước 2004 công tác quản lý nhà nước về BVNTD thuộc Bộ KHCN&MT, Hội đã có nhiều hoạt động phối hợp với Tổng cục TCĐLCL. Từ 2004 công tác này thuộc Bộ Công Thương; Hội đã phối hợp với Cục QLCT và các đơn vị thuộc Bộ, xây dựng pháp luật; biên soạn ấn phẩm tuyên truyền; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn.

Hợp tác quốc tế: Năm 1990 đã cùng với CI mở lớp tập huấn quốc tế tại Hà Nội. Tổ chức ICCO Hà Lan năm 1990 đã hỗ trợ ra đời tạp chí NTD. WHO; hội chống ung thư Hoa kỳ; viện chống thuốc lá của Canada đã hợp tác về phòng, chống thuốc lá; được WHO tặng bằng khen. CI và nhiều tổ chức quốc tế như Veco của Bỉ; CUTs của Ấn Độ; MUTRAP của EU đã giúp Hội nhiều dự án. Hội là một trong những tổ chức sáng lập Hội đồng NTD Đông Nam Á. Tham dự 5 Đại hội của CI tổ chức ở Pháp, Chi Lê, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Hồng Kông. Cử các đoàn đi dự hội thảo tại Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Nepal, Đức, Kenya. Hàng năm, tiếp nhiều đoàn nước ngoài vào, như VP Châu Á – TBD, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Indonesia; Nhật Bản, Uzbekistan, Pháp vv... Hợp hợp tác quốc tê đã giúp Hội chia sẻ được nhiều kinh nghiệm nước ngoài và có thêm nguồn kinh phí hoạt động.
25 năm qua, Đảng, Nhà nước, đã có những đánh giá, ghi nhận đối với những kết quả đóng góp của Hội. 2011, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba. 2005, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Các năm 1998, 2005, 2011, 2012, Vusta tặng Bằng khen. 2011, Bộ Công Thương và 2011, 2012, UBTƯMTTQVN tặng Bằng khen; chưa kể các Hội địa phương và tổ chức trực thuộc.

Phương hướng hoạt động trong những năm tới

Khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng; tác động của kinh tế toàn cầu cũng mạnh hơn. NTD sẽ thêm nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ gặp nhiều thách thức hơn. Đó là một thực tế nước nào cũng gặp phải khi tham gia hội nhập, tuy mức độ có khác nhau. Tại Việt Nam, luật BVQLNTD đã có hiệu lực gần hai năm rưỡi, tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng cũng mới ở bước đầu. Vì vậy công tác này ở nước ta là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Với trách nhiệm tham gia BVQLNTD theo Luật định; Hội nhận thấy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp tục hưởng ứng CVĐ Người VN ưu tiên dùng hàng VN theo chủ trương của Bộ Chính trị; thông tin hướng dẫn, định hướng tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, bền vững. Tăng cường công tác tư vấn khiếu nại, phản biện, giám định xã hội; công tác TC & CL; ATVSTP; chống hàng giả; gian lận thương mại; quảng cáo không trung thực và các lĩnh vực có liên quan khác. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, đơn vị trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát triển mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng đội ngũ cán bộ.

Tóm lại, 25 năm, tuy thời gian chưa phải là dài, nhưng là môt chặng đường đáng kể đối với Hội. Xuất phát điểm từ chỗ chưa có gì, nhưng nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế; cùng với sự phấn đấu hy sinh, cống hiến không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, hội viên từ TW đến địa phương suốt 25 năm qua, nên đã đạt được những kết quả như ngày hôm nay, góp phần vào việc xây dựng nền móng cho công tác BVQLNTD ở nước ta. Sau 25 năm hoạt động, Hội đã rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn là:

Công tác cán bộ phải đặt lên hàng đầu. Kết quả đạt được trong 25 năm qua, nguyên nhân bên trong là nhờ đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, năng động, sáng tạo.

Luôn bám sát và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; biết tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế là bài học cần thiết cho sự thành công.

Tổ chức Hội phải chặt chẽ; tôn chỉ, mục đích phải rõ ràng, xuất phát từ lợi ích cộng đồng, lợi ích đất nước và từ giá trị nhân văn.

BVQLNTD đồng nghĩa với việc chống lại những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và dịch vụ; đối mặt với nhiều thách thức. Để thành công, phải biết dựa vào quần chúng và vận dụng tốt chủ trương xã hội hóa theo quy định để huy động nguồn lực cho hoạt động.

Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị trong nước và tổ chức quốc tế.

Một số kiến nghị

Để giúp Hội làm tốt trách nhiệm tham gia BVQLNTD, xin kiến nghị:

Luật BVQLNTD và Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ đã quy định, khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Đến nay, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, đã có 7 tỉnh được áp dụng cơ chế Hội đặc thù và một số tỉnh được giao việc và hỗ trợ kinh phí. Những Hội địa phương còn lại vẫn chưa được áp dụng cơ chế này. Vì vậy, đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm quan tâm thực hiện quy định này của pháp luật.

Đến nay, còn 17 tỉnh, thành phố chưa có tổ chức Hội, đề nghị tỉnh quan tâm tạo điều kiện để tổ chức xã hội BVQLNTD sớm ra đời.

Nhân dịp này, cho phép tôi thay mặt Hội TC& BVNTDVN, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Vusta, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ KH & CN, các Bộ, Ngành, Đoàn thể, các tố chức Quốc tế đã giúp đỡ Hội trong suốt 25 năm qua. Xin chân thành cảm ơn Tổng cục TCĐLCL, Cục QLCT, Cục ATTP, Cục QLTT đã trực tiếp cộng tác, giúp Hội; chân thành cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã luôn đồng hành với Hội và các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho một số hoạt động của Hội, trong đó có việc tổ chức kỷ niệm hôm nay. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn và thăm hỏi tới các đ/c lãnh đạo và hội viên đã từng cống hiến cho Hội. Xin ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của các Hội thành viên; các tổ chức và hội viên trực thuộc, thành tố quan trọng hàng đầu làm nên kết quả của Hội hôm nay.


Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký