Mục tiêu nhằm giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng hóa chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống (rau, thịt, thủy sản), trọng tâm giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, thủy sản nuôi nhằm cải thiện niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản.
Nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu, các thực phẩm tươi, sống (rau, thịt, thủy sản). Giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề.
Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng.
Theo đó, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 sẽ diễn ra từ ngày 15/4/2017 đến 15/5/2017 trên phạm vi toàn tỉnh, với chủ đề chính “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; - Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã có công gửi các Hội thành viên các tổ chức trực thuộc căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để triển khai tháng hành động.
Toàn bộ kế hoạch của tháng hành động các đơn vị có thể down tại đây