Album hình ảnh

Trao quyền cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

25 ngày trước

Tất cả chúng ta là người tiêu dùng các dịch vụ năng lượng và với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta có khả năng hành động để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Tất cả chúng ta đều nắm giữ quyền lực với tư cách là những tác nhân trên thị trường. Theo Báo cáo đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ước tính rằng những thay đổi về nhu cầu có thể giảm tới 70% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050. Thực tế, điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở khắp mọi nơi cần thay đổi cách họ đi du lịch, cách họ nấu ăn và cách họ sưởi ấm, làm mát và cung cấp năng lượng cho ngôi nhà của họ.

Tuy nhiên, cơ hội để người tiêu dùng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch hiện dễ bị bỏ lỡ. Người tiêu dùng cần được hỗ trợ và trao quyền để vượt qua các rào cản liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, tài chính, các quy định và kiến thức đang cản trở hành động chuyển đổi.

Hành động trao quyền cho người tiêu dùng xoay quanh việc tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng sạch trong ba lĩnh vực cốt lõi: nhà ở sạch, giao thông sạch và cung cấp điện sạch.

Nhà ở sạch liên quan đến sưởi ấm; làm mát; nấu ăn; làm lạnh; các tòa nhà.

Giao thông sạch liên quan đến giao thông chủ động; giao thông công cộng; xe điện; sạc thông minh; thiết kế đô thị.

Điện sạch liên quan đến năng lượng tái tạo; tự sản xuất; tự tạo; lưới điện siêu nhỏ; đáp ứng nhu cầu.

Các hệ thống năng lượng cần phải:

Bền vững - Điều này có nghĩa là nhanh chóng mở rộng quy mô đáng kể việc triển khai năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và điện sạch cho các mục đích sử dụng cuối cùng.

Toàn diện và công bằng - Điều này có nghĩa là mọi người ở mọi nơi đều có thể tiếp cận các dịch vụ năng lượng đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ một cách công bằng và bình đẳng, đồng thời những người dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất không bị bỏ lại phía sau.

Tăng cường quyền lực của người tiêu dùng trong các hoạt động và bảo vệ mạnh mẽ các hoạt động đó của người tiêu dùng.

Để trao quyền cho người tiêu dùng hành động, chúng ta nên xem xét các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên hành trình hướng tới hành động tiêu dùng và những rào cản mà họ gặp phải ở mỗi giai đoạn:

Kiến thức, giá trị và nhận thức – Người tiêu dùng hiểu nhu cầu và cơ hội thay đổi.

Sẵn có và giá cả phải chăng –Có nhiều lựa chọn hợp lý có sẵn trên thị trường để người tiêu dùng lựa chọn.

Độ tin cậy và an toàn - Người tiêu dùng tin tưởng rằng các giải pháp mới sẽ cung cấp các dịch vụ mà họ muốn và cần một cách đáng tin cậy và an toàn.

Triển khai – Người tiêu dùng không phải đối mặt với các quy trình rườm rà khi đầu tư và cài đặt các giải pháp.

Sử dụng – Người tiêu dùng được phép sử dụng các hệ thống hoặc công nghệ mới một cách hiệu quả.

Sửa chữa và khắc phục – Người tiêu dùng được bảo hành và có thể tiếp cận dịch vụ bảo trì, sửa chữa và khắc phục đầy đủ.

Bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Trong một thị trường phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng cần được yêu cầu đóng vai trò chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định phức tạp và thường tốn kém liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Việc bảo vệ người tiêu dùng được coi là ưu tiên hàng đầu.

Chúng ta tin tưởng rằng hành động từ những người ủng hộ người tiêu dùng, những người ra quyết định và các bên liên quan khác có thể đảm bảo rằng người tiêu dùng được bảo vệ trong quá trình chuyển đổi.

Quá trình chuyển đổi năng lượng tập trung vào người tiêu dùng là quá trình mà 11 nhu cầu hợp pháp của người tiêu dùng do Liên Hợp Quốc thiết lập được đảm bảo, đó là tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; bảo vệ những người dễ bị tổn thương và thiệt thòi; bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm đối với sức khỏe và sự an toàn; thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế; truy cập vào thông tin đầy đủ cho sự lựa chọn sáng suốt; giáo dục về hậu quả các lựa chọn; giải quyết tranh chấp tiêu dùng hiệu quả; tự do hình thành các nhóm người tiêu dùng; khuyến khích các mô hình tiêu dùng bền vững; bảo vệ khi sử dụng thương mại điện tử; quyền riêng tư và các luồng thông tin.

Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng đưa ra mối quan hệ giữa bảo vệ người tiêu dùng và khả năng tiếp cận năng lượng sạch đã khuyến cáo các quốc gia thành viên thúc đẩy tiếp cận phổ cập năng lượng sạch, cũng như xây dựng, duy trì hoặc củng cố các chính sách quốc gia để cải thiện việc cung cấp, phân phối và chất lượng năng lượng hợp lý cho người tiêu dùng tùy theo hoàn cảnh kinh tế của họ.

Tiếp cận năng lượng hiện đại bền vững, đáng tin cậy và giá cả phải chăng từ lâu đã được xác nhận là ưu tiên chính cho hành động toàn cầu, như được thể hiện trong Mục tiêu phát triển bền vững 7 của Liên Hợp Quốc (SDG7). Mục tiêu này tập trung hoàn toàn vào năng lượng, nó nhằm mục đích tăng cường phân bổ năng lượng tái tạo trên toàn cầu, cải thiện hiệu quả gấp đôi, nghiên cứu các giải pháp tiên tiến và mở rộng cơ sở hạ tầng theo mục tiêu năm 2030.

Một số con số lưu ý

Tiếp cận: Dân số thế giới được tiếp cận với điện năng đã tăng từ 83% năm 2010 lên 91% vào năm 2020, nhưng tốc độ điện khí hóa đã chậm lại. Đáp ứng mục tiêu năm 2030 đòi hỏi phải tăng số lượng kết nối mới lên 100 triệu mỗi năm. Với tốc độ tiến bộ hiện tại, thế giới sẽ chỉ đạt 92% điện khí hóa vào năm 2030.

Nấu ăn sạch: Tỷ lệ dân số toàn cầu được tiếp cận với nhiên liệu và công nghệ nấu ăn sạch đã tăng lên 69% vào năm 2020, giảm xuống còn khoảng 2,4 tỷ vào năm 2020 từ ba tỷ người vào năm 2010.

Năng lượng tái tạo: Để giúp đạt được các mục tiêu phát thải bằng không toàn cầu vào năm 2050, thế giới cần tăng tốc 30% Tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng (TFEC) vào năm 2030, tăng từ 18% vào năm 2019.

Hiệu quả năng lượng: Cải thiện hàng năm toàn cầu về cường độ năng lượng trung bình khoảng 1,9% trong giai đoạn 2010 - 2019, nhưng chúng ta cần tăng cường nỗ lực để đạt được tốc độ cải thiện trung bình hàng năm là 3,2%. 

 

 




Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.