Album hình ảnh

Phát hiện thực phẩm chức năng đóng mác “xịn” xuất xứ Trung Quốc

9 năm trước
Hai sản phẩm Genki 6 và Genki 9 được quảng cáo là có xuất xứ tại Mỹ và Nhật Bản, trong sản phẩm này sâm Hàn Quốc là hoạt chất chính. Nhưng kết quả kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cho thấy không hề có sâm trong sản phẩm. Sản phẩm 4 Joint, hàm lượng glucosamin công bố là 215 mg/viên, nhưng kiểm nghiệm chỉ đạt 156,6mg/viên, hàm lượng vitamin D3 thấp - công bố là 950 UV/viên, nhưng kiểm nghiệm chỉ có 6,0 UV/viên. Công ty này cũng đã bị Cục ATTP phát hiện quảng bá không đúng sự thật công dụng của sản phẩm và đã bị xử phạt.

Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện 250 thùng TPCN giả (gồm sữa ong chúa, nhau thai cừu, vi cá mập, collagen, tảo Nhật). Chủ cơ sở khai nhập lậu các loại TPCN từ Trung Quốc về đóng gói, dán nhãn mác giả thành sản phẩm “cao cấp” có xuất xứ từ Nhật Bản, Australia nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Một cơ sở ở quận Hoàn Kiếm đã bị phát hiện có nhiều sản phẩm được dán nhãn mác có xuất xứ từ Nhật, Mỹ, Australia, gồm: Viên nở ngực Đào Hồng Đơn; nhau thai cừu Queen 9, sữa ong chúa Costar Royal Jelly, tảo spirulina Japan Algae Nhật Bản... được chủ hàng mua trôi nổi ở Trung Quốc.

Gần đây, qua kiểm nghiệm, còn phát hiện nhiều loại TPCN có chứa tân dược, trong đó chủ yếu là hoạt chất thuốc điều trị yếu sinh lý của đàn ông, các loại thuốc vitamin... Cục ATTP đã có văn bản yêu cầu Cty TNHH Trung tâm Vân Sơn dừng lưu hành, thu hồi sản phẩm Super Fat Burner nhập khẩu từ Mỹ vì có chứa hoạt chất shibutramine - là chất không được sử dụng trong TPCN, có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim cho người sử dụng...

Từ đầu năm đến nay, Cục ATTP đã thu hồi 9 giấy xác nhận công bố chất lượng; xử phạt 35 cơ sở vi phạm với số tiền gần 700 triệu đồng, trong đó chủ yếu là các lỗi về ghi nhãn, vi phạm về chất lượng...

Theo báo lao động