Hàng năm vào ngày 15 tháng 3, phong trào người tiêu dùng kỷ niệm Ngày Quyền của Người tiêu dùng thế giới (WCRD), nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về quyền của người tiêu dùng, bảo vệ và trao quyền cho người tiêu dùng. Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế (CI) điều phối ngày hợp tác toàn cầu này, với 200 thành viên ủng hộ người tiêu dùng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Như chúng ta đã biết, vừa qua các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 27 (COP27) ở Ai Cập tập trung vào vấn đề đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực năng lượng trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt lớn nhất và khi thế giới năng lượng phản ứng quyết liệt với các vấn đề về nguồn cung và khí hậu. Trong bối cảnh đó cộng đồng người tiêu dùng thế giới cần có vai trò cốt yếu trong việc mang lại một quá trình chuyển đổi công bằng cho người tiêu dùng. Để hỗ trợ điều này, CI đã lấy chủ đề WCRD 2023 là: Trao quyền cho người tiêu dùng thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Việc lựa chọn chủ đề này là do hầu hết các nền kinh tế đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu và đang có tác động đặc biệt khó lường đối với những người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Giá năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ còn duy trì ở mức cao vào năm 2023. Cùng với việc tăng giá thực phẩm và vấn đề tài chính, người tiêu dùng ở khắp mọi nơi đang thay đổi hoàn toàn lối sống của họ để tiếp cận các nhu cầu thiết yếu. Theo CI, trong cuộc khảo sát mới nhất, hơn 80% thành viên CI đã báo cáo rằng, người tiêu dùng đang điều chỉnh ngân quỹ của mình để thanh toán hóa đơn năng lượng.
Việc tăng cường khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với nguồn năng lượng hiện đại, đáng tin cậy, bền vững và giá cả phải chăng sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc. Với sự thay đổi tiêu dùng hiện đã được xác nhận và ước tính sẽ giảm 40-70% lượng khí thải nhà kính trong tương lai.
Trong lĩnh vực năng lượng, người tiêu dùng cần được công nhận là tác nhân cốt lõi của thị trường, chứ không phải những người ngoài cuộc thụ động trong quá trình chuyển đổi năng lượng để họ có hành động thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch. Để đạt hiệu quả, người tiêu dùng phải được hỗ trợ đúng cách, người tiêu dùng phải được tham gia vào các cuộc thảo luận cấp cao, đảm bảo chính sách tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng và thực hành kinh doanh tốt, khuyến khích người tiêu dùng dễ bị tổn thương và cung cấp thông tin tin cậy. Chúng ta cần cùng nhau hỗ trợ những người tiêu dùng có lối sống thay đổi để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đóng vai trò chính trong việc đáp ứng các mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero) bằng cách thúc đẩy đầu tư và sử dụng năng lượng bền vững.
CI đóng một vai trò đặc biệt trong việc mang tiếng nói của người tiêu dùng đến các diễn đàn quốc tế như tại các Hội nghị các bên (COP), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, Diễn đàn Kinh tế thế giới , v.v. Trong khuôn khổ WCRD 2023, CI tập hợp các nhà lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực năng lượng với những người ủng hộ người tiêu dùng tham gia các cuộc đối thoại công khai để đảm bảo cách tiếp cận công bằng và toàn diện đối với người tiêu dùng; đưa ra lời kêu gọi, chia sẻ những câu hỏi từ các thành viên CI tới các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cũng như những người có ảnh hưởng toàn cầu.
CI đã làm việc về vấn đề năng lượng trong gần 60 năm qua, đã vận động và ủng hộ các vấn đề như cung cấp năng lượng hợp lý, đáng tin cậy và an toàn; vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả; thị trường có trách nhiệm; thanh toán và thuế quan rõ ràng; những phát triển mới như quản lý nhu cầu điện và công tơ mét thông minh…
Khi khủng hoảng khí hậu leo thang và nhu cầu chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng tái tạo trở nên cấp bách hơn, CI đã tăng cường nỗ lực đưa quá trình chuyển đổi năng lượng vào chương trình nghị sự để vận động người tiêu dùng. Năm 2015, CI đã vận động thành công để đưa nội dung "tiếp cận phổ cập năng lượng sạch" vào Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng (UNGCP), điều chỉnh luật người tiêu dùng quốc tế phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững 7 (SDG 7). Năm 2022, CI đã hợp tác với các quốc gia thành viên tại Phiên họp thứ sáu của Nhóm chuyên gia liên chính phủ (IGE) của UNCTAD về Luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng để đảm bảo có được một nội dung cho “Bảo vệ Người tiêu dùng và chuyển đổi năng lượng” trong chương trình nghị sự của năm sau đó.
Chiến lược của CI tập trung vào cách vận động người tiêu dùng có thể nâng cao nhận thức và huy động sự thay đổi giữa các bên liên quan về năng lượng thay mặt cho người tiêu dùng trên khắp thế giớiChiến lược Ngày Quyền của Người tiêu dùng thế giới năm nay tập trung vào ba hoạt động chính:
Đối thoại với các nhà lãnh đạo năng lượng
Trong tuần diễn ra Ngày Quyền của Người tiêu dùng thế giới, chiến dịch sẽ tập hợp các nhà lãnh đạo năng lượng thông qua một loạt các cuộc đối thoại cấp cao. Những cuộc thảo luận này sẽ tập trung vào vai trò bảo vệ người tiêu dùng và trao quyền trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Điều này sẽ hỗ trợ tầm nhìn về nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch được phản ánh trong các luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng trên toàn cầu.
Địa chỉ năng lượng sạch
Trong những tháng tới, sẽ kêu gọi tất cả các Thành viên CI tham gia vào Địa chỉ năng lượng sạch, một video tổng hợp các yêu cầu của Thành viên đối với các nhà lãnh đạo năng lượng và đưa ra tầm nhìn về một tương lai năng lượng sạch và công bằng.
Khuếch trương hoạt động của thành viên
Tác động của Ngày Quyền của Người tiêu dùng thế giới được thúc đẩy ngay từ đầu bởi hoạt động tại các khu vực và địa phương của các Thành viên CI. Khi triển khai các chiến dịch trên khắp thế giới, CI sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong việc giới thiệu tác động và phạm vi tiếp cận của các hoạt động đó trong việc trao quyền cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Hiện nay nhiều thành viên CI đang thực hiện những công việc hướng tới sử dụng năng lượng sạch.
Nhân ngày WCRD 2023, phong trào người tiêu dùng toàn cầu sẽ đoàn kết thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận năng lượng sạch. Như thường lệ, CI cùng các thành viên trên khắp thế giới tổ chức các sự kiện, tuyên truyền phổ biến, tư vấn chính sách, tác động đến doanh nghiệp và kết nối với cộng đồng người tiêu dùng toàn cầu. Là một phong trào toàn cầu đoàn kết, tiếng nói của người tiêu dùng ngày càng được lắng nghe và có tác động tích cực đối với những người ra quyết định chính sách toàn cầu, cũng như ở các quốc gia.
WD