Album hình ảnh

Một số hoạt động của Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam năm 2022

1 năm trước

Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam (Hội) là thành viên của các tổ chức: Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế (CI); Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam (ủy ban Codex Việt nam); Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (trên 60 ban); Các Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Hội đồng quốc gia Giải thưởng chất lượng quốc gia; Các Hội đồng khoa học và công nghệ có liên quan (cử các chuyên gia tham gia).

Những nội dung hoạt động chính của Hội

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ về tiêu chuẩn và chất lượng cho các hội viên, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn, sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo, phổ biến áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN); tham gia xây dựng, góp ý các dự thảo, phổ biến áp dụng các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện, tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học trong nước và quốc tế liên quan.

Thực hiện hoạt động công nhận chất lượng. Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng.

Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng cho các hội viên và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, xử lý.

Các hoạt động thực hiện trong năm 2022

Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, công tác của Hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng Hội và các tổ chức trực thuộc vẫn duy trì hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Về công tác tổ chức:

Tổ chức thành công hội nghị thường niên lần thứ 3 nhiệm kỳ 2018-2023 tại Quảng Ninh;

Phối hợp với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống tổ chức thành công Đại hội Chi bộ cơ quan Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2025;

Ban hành Quy chế hoạt động của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trên cơ sở Quy chế cũ đã được Hội ban hành vào năm 2020;

Đồng chí Trần Văn Học, Phó chủ tịch Hội được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao bằng khen chứng nhận danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2022;

Tiến hành các thủ tục để giải thế Trung tâm nghiên cứu tư vấn tiêu dùng sau khi có công văn đề nghị xin giải thể của Trung tâm.

Về Công tác thông tin và đào tạo, phổ biến kiến thức

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho các hội viên, tổ chức, cá nhân trên Tạp chí (in và điện tử) Chất lượng và cuộc sống cơ quan ngôn luận của Hội;

Tham gia giảng dạy 08 khóa đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ và  chức danh  nghiên cứu khoa  học: Kỹ sư và  Nghiên cứu viên cho hơn 1000 cán bộ, công chức, viên chức các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố;

Hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới, Hội đã tổ chức hội thảo “Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng” tại Hà Nội để tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về những nội dung cơ bản của dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng, góp phần thúc đẩy hoạt động tài chính kỹ thuật số công bằng giữa các bên liên quan;

Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam tuyên truyền chủ đề ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10;

Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 111/2021 NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử;

Cử đại diện lãnh đạo Hội, hội viên tham dự gần 20 hội nghị, hội thảo, đào tạo, phổ biến về khoa học kỹ thuật, về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng như: Lễ tôn vinh tri thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu; tham dự hội thảo giới thiệu về dự án VSUEE; tham dự hội nghị Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, Hội thảo khởi động sáng kiến chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thục phẩm-shift tại Việt Nam; tham dự hội nghị giao ban các Hội KH&KT toàn quốc năm 2022, hội nghị giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp.

Về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Hội làm thành viên nhiều Hội đồng và Ban kỹ thuật TCVN như: Hội đồng quốc gia giải thưởng chất lượng Việt Nam; Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm (Codex Việt Nam); Ban liên ngành TBT; Ban kỹ thuật TCVN/TC/F3 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm; Ban kỹ thuật TCVN/TC/F14 về Nông nghiệp hữu cơ; Ban kỹ thuật TCVN/TC 279 về Quản lý đổi mới; Ban kỹ thuật TCVN/TC/F6, F9, F18 về Dinh dưỡng và thức ăn kiêng, Đồ uống, Đường mật ong và sản phẩm tinh bột và nhiều hoạt động khác;

Hội đã đề xuất, tham vấn về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Góp ý nhiều dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong nhiều lĩnh vực, cụ thể: góp ý dự thảo TCVN về Đồ uống từ đại mạch và đồ uống không cồn, đồ uống có độ cồn thấp; góp ý 05 dự thảo về thiết bị sân thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 06 dự thảo TCVN về Dịch vụ lặn giải trí, các dự thảo TCVN về Đường và sản phẩm đường, về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, về nguyên tắc chung về sinh thực phẩmm, dự thảo TCVN về sản phẩm hóa hơi, về thực phẩm Halab…;

Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa; Thông tư hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; Thông tư quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Về công tác hợp tác quốc tế

Tham gia các hoạt động có liên quan với tư cách thành viên của Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế (CI) như: Phát động phong trào ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới với chủ đề “Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng” tới các đồng chí ủy viên Ban chấp hành, các tổ chức trực thuộc và các hội viên; Tham gia các hội thảo chuyên đề online về các vấn đề tài chính kỹ thuật số công bằng do CI tổ chức như: “Bảo vệ và trao quyền cho Người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong việc chứng thực Thị trường Tài chính Kỹ thuật số”; “Quản lý và Giảm nhẹ việc xác nhận Rủi ro cho Người tiêu dùng”; “Tài chính mở: giải phóng cho sự đổi mới và trao quyền xác nhận cho người tiêu dùng”; “thế hệ tiếp theo của Người tiêu dùng và nền tài chính của việc xác nhận trong tương lai”’ “Xây dựng tài chính kỹ thuật số bền vững đối với mọi việc xác nhận”; “Tài chính bền vững: Sức mạnh tiềm ẩn của chúng ta để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn - một ví dụ về việc Xác nhận tài chính của Châu Âu”; “Tăng tốc Tài chính Kỹ thuật số Công bằng ở các Quốc gia Có Thu nhập Trung bình và Thấp”;  “Ra mắt Xác nhận Chỉ số Trao quyền & Bảo vệ Người tiêu dùng Toàn cầu”; ...

Vấn đề nghiên cứ khoa học:

Chủ trì thực hiện Dự án “ghi nhãn điện tử cho hàng hóa tiêu dùng”: Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo Thông tư về quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử” tại Hà nội và Hồ chí Minh với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là đại diện cho các bên liên quan; hoàn thiện việc xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án gửi cho tổ chức tài trợ (Qũy AFF thông qua CI);

Thực hiện dự án “Nghiên cứu khả thi về áp dụng tiêu chuẩn và nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường có hàm lượng nhựa tái chế” trong khuôn khổ Dự án “Suy  nghĩ lại về nhựa-các giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” của EU do Expertise France chủ trì thực hiện.

Về công tác công nhận

Tiếp tục kiện toàn tổ chức Viện Công nhận chất lượng Viêt Nam. Viện đã là thành viên liên kết của APAC và đang hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, tập trung tối đa nguồn lực phục vụ đánh giá APAC;

Viện đã tiếp nhận 10 hồ sơ đăng ký công nhận trong đó có 08 hồ sơ đăng ký công nhận thử nghiệm/hiệu chuẩn, 02 hồ sơ đăng ký công nhận giám định. Viện đã tiếp nhận, đánh giá và cấp 09 chứng chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp cho các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, phòng thí nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các hoạt động khác

Cùng với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống, đồng hành cùng các doanh nghiệp tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương và tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn” tại khu Mé Mời trường TH và THCS Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

Đồng hành với Chi bộ cơ quan Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam và Tạp chí Chất lượng và cuộc sống thực hiện Chương trình “ Về nguồn” đền ơn đáp nghĩa các anh hùng, thương binh, liệt sỹ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7/2022 với các hoạt động: Trao tặng quà cho 100 cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hà Tĩnh.Viếng Nghĩa trang TNXP và mộ10 nữ anh hùng liệt sĩ TNXP tại Ngã ba Đồng Lộc Tỉnh Hà Tĩnh.Viếng thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Đường 9,Viếng Nghĩa trang Trường Sơn và khu di tích Cửa Việt, nơi ghi bao dấu ấn thời chống Mỹ, Thăm đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Với những kết quả đạt được trong năm 2022, Hội sẽ tiếp tục phát huy thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của Hội, cũng như kiện toàn tổ chức, phát triển Hội viên và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội trong năm 2023.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.