Doanh nghiệp

Quy tắc ứng xử về kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam

2 năm trước

Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) hợp tác cùng Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) phối hợp tổ chức hội thảo "Bộ Quy tắc ứng xử (CoCs) về kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam" dưới hình thức trực tuyến.

Quy tắc ứng xử về kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam

02 Bộ Quy tắc ứng xử về kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam là bộ tiêu chuẩn độc lập và mang tính tự nguyện nhằm mục đích đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân trồng, sản xuất và chế biến trong ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam.

Trong ngành Cà phê, bộ Quy tắc ứng xử bao gồm bảy tiêu chuẩn với những tiêu chí cơ bản khác nhau được đánh giá dựa trên ba cấp độ tuân thủ: Rất cần thiết, cần thiết, không áp dụng về bảo tồn đất trồng, bảo tồn và sử dụng nước, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải, bảo vệ tầng ozone và tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu.

Trong ngành Rau quả, bộ Quy tắc ứng xử cũng đồng thời bao gồm bảy tiêu chuẩn với những tiêu chí cơ bản khác nhau được đánh giá dựa trên ba cấp độ tuân thủ: Cấp thiết, khuyến nghị, không áp dụng về quản lý đất, bảo tồn và sử dụng nước, sử dụng năng lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải, bảo tồn cảnh quan và bảo vệ cay trồng, bảo vệ tầng ozone và tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu.

02 Bộ Quy tắc ứng xử nhằm thúc đẩy các thực hành kinh doanh có trách nhiệm với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất và chế biến quảa các đơn vị trong ngành cà phê và ngành rau quả lên môi trường, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững quảa ngành và mỗi đơn vị trong ngành. Với nguyên tắc tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, 02 Bộ Quy tắc ứng xử cũng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành cà phê và rau quả chuẩn bị sẵn sàng hội nhập, bao gồm việc đáp ứng các yêu cầu và điều khoản liên quan quảa hai hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoài ra, việc tham gia tự nguyện 02 Bộ Quy tắc ứng xử giúp các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu, đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cho hoạt động trồng trọt, sản xuất và chế biến, đồng thời có sự chuẩn bị bước đầu trước khi làm các chứng nhận quốc tế. 

Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam đã có những hành động kịp thời để bảo vệ môi trường và quyền con người. Ông nói: “Quyền được sống trong một môi trường an toàn, trong sạch, lành mạnh và bền vững là quyền cơ bản mới nhất của con người được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc công nhận. “Cam kết của các doanh nghiệp trong việc áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt Bộ Quy tắc Ứng xử sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả quyền con người mới được công nhận này. UNDP tự hào được hỗ trợ các doanh nghiệp trong với những nỗ lực cùng với các đối tác của chúng tôi, từ đó mang đến một tương lai tươi sáng và môi trường sống bền vững cho các thế hệ tiếp theo”.

Phát biểu tại buổi ra mắt, ông Ola Karlman, Trưởng phòng Chính trịnh, kinh tế, xúc tiến thương mại tại Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, đã chỉ ra những kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc tập trung vào tính bền vững, nhân quyền và đối thoại xã hội như những phương tiện đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. Ông nói: “Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề có thể bị phớt lờ và các công ty thành công trong việc thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bền vững của khách hàng sẽ thấy doanh thu của họ tăng lên”. Do đó, “việc tôn trọng nhân quyền và thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm không chỉ là điều đúng đắn mà còn là điều thông minh”.

Trong suốt các buổi tham vấn trước khi ra mắt, CoCs đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của các doanh nghiệp trong ngành Cà phê và Rau quả tại Việt Nam cũng như các chuyên gia và các tổ chức chứng nhận quốc tế. Các CoC đã được LEAF Marque xác nhận, đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác kinh doanh giữa các bên liên quan trong những năm tới. LEAF Marque là một hệ thống toàn cầu áp dụng cách tiếp cận toàn trang trại, chứng nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh và sản phẩm của trang trại. LEAF Marque có 30 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và thúc đẩy nông nghiệp tái sinh. Việc phát triển các CoC là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chứng chỉ kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho hai lĩnh vực này. Các bước tiếp theo để phát triển quy trình chứng nhận sẽ là xây dựng năng lực giám sát, đánh giá và ghi nhãn của các hiệp hội; phát triển thử nghiệm, giám sát và hướng dẫn cụ thể; và các quy định về nhãn mác.

 

 


Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác